NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY TÁ TRÀNG NÊN ĂN GÌ ?

Hiện nay các bệnh liên quan tới dạ dày gần như là quá phổ biến và rất dễ bắt gặp ở bất kì đâu trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có bệnh lý viêm loét dạ dày là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất những người bị các bệnh liên quan tới dạ dày. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ, bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về bệnh dạ dày tá tràng và người đau dạ dày tá tràng nên ăn gì nhé!

Bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì ? 

bệnh viêm dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi không phân biệt nam nữ. Viêm dạ dày là một từ dùng để mô tả các nhóm vấn đề có chung một đặc điểm là viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm này thường là kết quả từ sự nhiễm một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét ở dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hay uống quá nhiều rượu, bia cũng góp phần dẫn đến tình trạng này.

Viêm dạ dày được phân loại là viêm dạ dày ăn mòn hoặc viêm dạ dày không ăn mòn dựa trên mức độ tổn thương niêm mạc. Bệnh cũng được phân loại theo vị trí tổn thương (VD: tâm vị, thân vị, hang vị). Viêm dạ dày có thể được phân loại sâu hơn về mặt mô học như cấp tính hoặc mạn tính dựa trên loại tế bào viêm. Không có phân loại nào phù hợp hoàn toàn với sinh lý bệnh học; tồn tại nhiều mức độ tổn thương dạng chồng lấp. Một số dạng viêm dạ dày liên quan đến acid-peptic và bệnh H. pylori. Ngoài ra, thuật ngữ này thường được áp dụng một cách linh hoạt đối với trường hợp khó chịu ở vùng bụng không đặc hiệu (thường không được chẩn đoán) và viêm dạ dày ruột

viêm dạ dày cấp 

Viêm dạ dày cấp là bệnh lý chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới, ước tính có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này mỗi năm. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày cấp có thể đưa đến loét dạ dày và viêm dạ dày mạn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày cấp điển hình với sung huyết và phù lan rộng của lớp niêm mạc. Tổn thương viêm có thể chỉ khu trú ở một vùng (ví dụ viêm hang vị) hoặc lan tỏa khắp dạ dày (viêm dạ dày toàn bộ). Viêm dạ dày cấp tại một số vùng của niêm mạc dạ dày với các ổ loét trợt (ví dụ, các loét trợt nông của biểu mô dạ dày phía trên lớp cơ – niêm, các loét trợt chảy máu) hay còn gọi là “bệnh dạ dày loét trợt cấp tính”.

Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp có thể do rượu, một số loại thuốc giảm đau, urê trong máu cao, trào ngược mật, tăng áp lực nhu động ruột, xạ trị, hóa trị…

viêm dạ dày mãn tính 

nhằm chỉ mức độ teo nào đó (với mất chức năng của niêm mạc) hoặc dị sản. Bệnh chủ yếu liên quan đến phần hang vị (với sự mất dần của tế bào G và từ đó giảm tiết gastrin) hoặc thân vị (mất dần tuyến tiết axit, dẫn đến giảm axit, pepsin, và yếu tố nội).

2: Người đau dạ dày nên ăn gì ?

Gừng giảm đau dạ dày, chống buồn nôn

Gừng chính là sự lựa chọn hữu ích cho thực đơn của người bị đau dạ dày. Loại gia vị này cũng được sử dụng dân gian như một phương thuốc tự nhiên giúp khắc phục các triệu chứng bệnh tại nhà.

Các hoạt chất Zingiberen, Gingerol, Zingiberol hay Flavonoid được tìm thấy trong gừng có khả năng giảm đau dạ dày, kháng viêm, chống buồn nôn bằng cách ức chế co thắt cơ trơn và trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, ăn gừng còn giúp cải thiện các triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy thường gặp ở những bệnh nhân bị đau dạ dày.

Bạn có thể dùng gừng dưới dạng trà, ăn sống hoặc nấu chín. Người trưởng thành có thể dùng tối đa 5 gram gừng mỗi ngày. Riêng các trường hợp đang mang thai thì không nên ăn nhiều hơn 1,2g gừng trong ngày.

Bánh mì nướng

 bánh mì nướng trong thực đơn để chống lại tình trạng đau dạ dày, tốt nhất là dùng loại được làm từ bánh mì trắng. Thực phẩm này dễ tiêu hóa mà lại cung cấp nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong dạ dày.

Khi được đưa vào trong dạ dày, bánh mì nướng còn phát huy tác dụng giảm đau, ngăn chặn viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều tinh bột đảm bảo cơ thể có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Cơm trắng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Cơm gạo trắng không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà nó còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Khi sử dụng, thức ăn này sẽ bao phủ lớp lót bên trong dạ dày, làm dịu kích ứng, đồng thời hấp thụ bớt lượng axit dư thừa cũng như các chất độc hại từ nguồn thức ăn không hợp vệ sinh tích tụ trong dạ dày. Điều này có thể giúp tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh lành và cải thiện đáng kể cơn đau.

Tuy nhiên, trong những ngày dạ dày bị đau, bạn nên đổ thêm một ít nước khi nấu cơm để cơm được mềm và dễ tiêu hóa hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Tránh ăn cơm quá khô hay cơm cháy.

Nghệ vàng kháng viêm, giảm đau dạ dày

Nghệ chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị đau dạ dày nên ăn gì. Củ nghệ vàng chứa nhiều curcumin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, xoa dịu cơn đau khó chịu.

Người bị đau dạ dày thường xuyên ăn nghệ còn giúp làm giảm axit trong dạ dày, chống ợ chua, ợ nóng, bảo vệ và làm khô se bề mặt tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ





Bài viết liên quan