NHIỄM KHUẨN HP LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nhiễm khuẩn HP được xem là một trong những  loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng.

Nhiễm khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn HP là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số thế giới. Vi khuẩn Helicobacter Pylori gọi tắt là Hp hay H. pylori là loại vi khuẩn gram (-)do hai nhà khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall tìm thấy năm 1982. Phát hiện mới này mang lại cho hai nhà khoa học giải thưởng Noble danh giá, đồng thời thay đổi nhận thức của con người về các bệnh lý dạ dày cũng như quan điểm điều trị bệnh.

có hình xoắn, phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có khuynh hướng tấn công lớp lót này gây nên các bệnh lý về dạ dày như: viêm, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Nếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tác hại khi nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp được tìm thấy chủ yếu ở hang vị rồi đến thân vị, vùng dị sản dạ dày ở tá tràng. Chúng phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng không bao giờ xuyên thủng niêm mạc cũng như xâm nhập vào tận tế bào.

Sở dĩ, vi khuẩn Hp có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày vì chúng không cần nhiều oxy cho sự sống. Ngoài ra, chúng còn sản xuất nhiều urease, các urease này sẽ chuyển ure thành amoniac, biến môi trường sinh sống của vi khuẩn Hp trở thành kiềm nên không bị tác động bởi axit trong dạ dày.

Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan tới vi khuẩn HP qua bài viết này.

Nguyên nhân của nhiễm khuẩn HP

Nhiễm khuẩn HP xảy ra do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.

Helicobacter pylori (HP) là  được coi là một trực khuẩn Gram âm,  có hình cong hoặc hình chữ S, đường kính từ khoảng 0,3- 1µm, dài 1,5-5 µm với 4-6 lông mảnh ở mỗi đầu, nhờ các lông này cùng với hình thể của mình mà HP có thể chuyển động trong môi trường nhớt.

HP thường cư trú ở trong lớp nhầy tập trung chủ yếu ở hang vị sau đó là thân vị và có thể thấy HP ở những vùng có dị sản dạ dày ở tá tràng. Không thấy HP trên bề mặt niêm mạc ruột và vùng dị sản ruột ở dạ dày.

Để có thể tồn tại trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra một lượng lớn enzyme Urease, lớn hơn nhiều so với bất kỳ một loại vi khuẩn nào khác, nhằm trung hòa độ acid trong dạ dày. Vì thế ở dạ dày sự hiện diện của urease gần như đồng nghĩa với sự có mặt của HP.

Vi khuẩn HP tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 30-40 độ và chịu được môi trường pH từ 5- 8,5.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn HP

PhamHongThanh.info

Thường những ngươi mắc bệnh này không dẫn đến các triệu chứng rõ ràng bên cạnh đó một số người còn có khả năng chống lại loại khuẩn HP này.

Một trong những loại dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng đặc biệt khi sau bữa ăn vài giờ lúc dạ dày rỗng, kéo theo

dó là những cơn đau. Cơn đau thường âm ỉ , kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn là vài giờ.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP gồm:

Dấu hiệu đầu tiên là ợ hơi. thường những bệnh liên quan đến dạ dày thì dấu hiệu dễ nhất biết nhất và đầu tien nhất là ợ hơi . Trong trượng ợ hơi quá mức, quá nhiều lần thì rất co thể bạn đã nhiễm khuẩn HP

+ Đầy hơi . cùng với ợ hơi thì đầy hơi cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm khuẩn HP  chính vì vậy những người đang có triệu chứng này thì nên tìm hiểu về nhiẽm khuẩn HP

+Buồn nôn

+Ợ nóng

+Sốt

+Chán ăn hoặc ăn mất ngon

+Không cảm thấy đói

+Giảm cân nhưng không rõ lý do

+Bụng phình to

Vết loét ở dạ dày có thể khiến máu chảy vào ruột và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Phân có máu, có màu đỏ sẫm hoặc đen
  • Khó thở
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do
  • Da có màu nhạt
  • Nôn ra máu hoặc
  • chất dịch như bã cà phê
  • Đau bụng dữ dội

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh thường bị ợ chua. Tuy nhiên, theo thời gian, người bệnh có thể có các dấu hiệu như:

+Đau hoặc sưng bụng

+Buồn nôn

+Không cảm thấy đói

+Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn

+Nôn mửa

+Giảm cân không rõ lý do

Lời khuyên của Bác Sĩ

Nếu vi khuẩn HP không gây ra triệu chứng, việc điều trị có thể không cần thiết. Nếu bị loét do nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần điều trị để tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa vết loét tái phát.

Vi khuẩn HP thường được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cũng một lúc. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn thích nghi, kháng thuốc và trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế axit để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tuần điều trị để các triệu chứng thuyên giảm.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ





Bài viết liên quan