Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì Chữa Như Thế Nào

Bệnh ĐAU DẠ DÀY được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,… đeo bám bạn từng ngày khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ĐAU DẠ DÀY ngày càng phát triển là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh “ĐAU DẠ DÀY”.

ĐAU DẠ DÀY là tình trạng đau do tổn thương niêm mạc dạ dày, thông thường đau do viêm dạ dày, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Bệnh cần được thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU DẠ DÀY

– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Theo thống kê, 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó 25% người dương tính với vi khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi gặp môi trường sinh trưởng tốt như hút thuốc lá, rượu bia nhiều…

– Lạm dụng thuốc Tây: kháng sinh liều cao cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Không những thế, thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.

– Stress: làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng độ PH cũng như bào mòn niêm mạc dạ dày.

– Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời làm cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Bên cạnh đó, nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời góp phần bào mòn dạ dày…

– Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dễ dẫn đến tổn thương dạ dày

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY

Ở mỗi cá nhân có triệu chứng “ĐAU DẠ DÀY” khác nhau. ĐAU DẠ DÀY có người đau nhiều, có người đau ít và kiểu đau có khi cũng rất khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh ĐAU DẠ DÀY bao gồm:

– Đau vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít (vùng thượng vị). Các cơn đau này thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ và thường có liên quan đến buổi ăn như đau lúc đói, đau sau ăn no…

– Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.

– Buồn nôn và nôn.

– Nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen, xuất hiện khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng

– Ợ hơi, ợ chua.

– Mất cảm giác ngon miệng.

–Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.

–Rối loạn bài tiết phân.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Đối với viêm loét dạ dày:

– Dùng Thuốc kháng acid để làm nồng độ acid (như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2).

– Dùng Thuốc kháng sinh để tiệt khuẩn Helicobacter Pylori khi có chỉ định.

– Lưu ý chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn cay, nóng, những thức ăn có thế gây dị ứng với từng cá nhân như lactose từ sữa hoặc gluten từ bánh mì, không hút thuốc lá, không uống rượu bia.

– Để tinh thần thoải mái, sống lạc quan, giảm lo âu, tránh stress.

Đối với ung thư dạ dày:

Nếu là Ung thư dạ dày sớm: Có thể dùng nội soi cắt hớt niêm mạc dạ dày. Còn khi vào giai đoạn Ung thư dạ dày tiến triển thì phải Phẫu thuật.

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU DẠ DÀY

– Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…

– Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..

– Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…

– Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…

– Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.

– Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.

– Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.

– Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ





Bài viết liên quan